Bài giảng Thể dục Lớp 12 - Bài: Kỹ thuật cầu lông
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thể dục Lớp 12 - Bài: Kỹ thuật cầu lông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Thể dục Lớp 12 - Bài: Kỹ thuật cầu lông
KỸ THUẬT CẦU LÔNG I. Phân tích kỹ thuật : 1. Cách cầm vợt thuận tay : Cách cầm vợt thuận tay là nắm vào cán vợt bằng gan bàn tay, 2 ngón tay trỏ và cái tạo thành một góc nhọn nắm lấy má trái và phải của cán vợt (2 cạnh lớn của cán vợt), 3 ngón còn lại nắm tự nhiên vào cán vợt. Ngón trỏ và ngón giữa được tách nhau khoảng 1 cm, bàn tay nắm cán vợt phải thoải mái và sao cho sóng của cẳng tay và sóng của khung mặt vợt, cán vợt phải nằm trên một mặt phẳng. Cách cầm vợt đánh cầu thuận tay Cách cầm vợt đánh cầu thuận tay 2. Cách cầm vợt nghịch tay : Trên cơ sở của cách cầm vợt thuận tay, ngón cái và ngón trỏ đưa chuôi vợt hơi quay ra ngoài; điểm dựa của ngón cái ở mặt rộng của cạnh trong hoặc ở gò nhỏ của cạnh trong; ngón giữa, ngón áp út và ngón út khép lại và nắm chặt chuôi vợt. Đầu mút của chuôi vợt áp sát vào phần tiếp giáp bàn tay với ngón út,làm cho lòng bàn tay có một khoảng trống, cạnh của vợt hướng vào bên trái cơ thể, mặt vợt hơi ngửa ra sau. Cách cầm vợt đánh cầu trái tay 3. Cách cầm cầu : -Cầm ở phần cánh cầu: dùng 2 ngón trỏ và cái của tay trái cầm sâu và nhẹ từ 1 – 2 cm vào phần lông vũ của cánh cầu, các ngón khác co tự nhiên. Thường sử dụng giao cầu mặt nghịch của vợt. -Cầm thân quả cầu: dúng ngón trỏ, giữa và ngón cái cầm vào phần thân và đế cầu, các ngón khác co tự nhiên. Thường sử dụng giao cầu mặt thuận của vợt. 4. Tư thế chuẩn bị : - Tư thế chuẩn bị khi đỡ phát cầu : người đứng chân trước và sau, chân trái đứng trước, chân phải sau, 2 chân co tự nhiên ở gối và cách nhau khoảng nửa bước đi, thân người hơi đổ về trước, trọng tâm cơ thể dồn chân trước. Tay phải cầm vợt co tự nhiên ở phía trước, tay trái thả lỏng tự nhiên, đầu hơi ngửa và mắt quan sát đối phương. - Tư thế chuẩn bị khi phòng thủ : trong phòng thủ môn cầu lông người ta thường dùng tư thế cao, trung bình và thấp. Người phòng thủ đứng chân sang ngang, khoảng cách giữa 2 chân rộng bằng hoặc hơn vai. Bàn chân sau kiểng gót, trọng tâm dồn vào 2 chân, thân người hơi nhô về trước, đầu hơi ngửa. Tay cầm vợt về phía trước, tay kia thả lỏng tự nhiên. Mắt luôn quan sát đối phương. 5. Di chuyển : Di chuyển trong môn cầu lông rất quan trọng, một đấu thủ hay bao giờ cũng có bộ di chuyển hợp lý và thường xuyên tập luyện cho thuần thuật sao cho có độ bền và sự dẻo dai. Di chuyển trong môn cầu lông trên cơ bản là đến nơi để đánh cầu và trở về vị trí trung tân của sân. Di chuyển trong môn cầu lông rất đa dạng hướng (tất cả các hướng). Có 2 dạng di chuyển: đơn bước và di chuyển đa bước. a. Di chuyển đơn bước Tiến bên phải Tiến bên trái Đánh cầu bằng mặt nghịch của vợt 1 1 Đánh cầu bằng mặt thuận của vợt Lùi bên phải Lùi bên trái Đánh cầu bằng mặt thuận của vợt Đánh cầu bằng mặt nghịch của vợt 1 1 Tiến lên trước 1 Đánh cầu bằng mặt thuận hoặc nghịch của vợt a. Di chuyển đa bước Tiến 2 bước bên phải Tiến 2 bước bên trái Đánh cầu bằng mặt nghịch của vợt 1 1 2 Đánh cầu bằng mặt thuận của vợt 2 Lùi 2 bước bên phải (chéo trước) Đánh cầu bằng mặt thuận của vợt Đánh cầu bằng mặt thuận của vợt 1 1 Lùi 2 bước bên phải (chéo sau) 2 2 Lùi 2 bước bên trái Đánh cầu bằng mặt nghịch của vợt 1 2 Sang ngang bên phải Sang ngang bên trái 1 2 1 2 Lùi phía sau (đánh cầu cao tay) 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 Các bước chân di chuyển thường sử dụng trong Cầu lông Lên lưới bên phải: Nếu vị trí đứng chân trước sau (chân tay thuận đứng trước. 1 2 1 3 2 1 2 3 Lên lưới bên phải Lên lưới bên trái 1 2 Lùi 3 bước bên phải 1 2 3 1 2 3 1 2 1 1 1 2 1 1 1 2 1 bật Bài tập 1 2 3 4 1 2 3 4 Đánh cầu đỉnh đầu, lên lưới đường thẳng Đánh cầu thuận tay, lên lưới đường thẳng 1 2 3 4 1 2 3 4 Đánh cầu thuận tay, hơi hướng về vị trí trung tâm rồi di chuyển lên sát lưới. Đánh cầu cao đỉnh đầu, di chuyển chéo góc sát lưới 1 2 3 4 2 1 3 4 5 6 7 8 9 Đánh cầu thuận tay, di chuyển chéo góc lên sát lưới đánh cầu trái tay Đánh cầu sát lưới trái tay, lùi về sân sau theo đường thẳng 1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Đánh cầu sát lưới thuận tay, lùi về sân sau theo đường thẳng Đánh cầu sát lưới thuận tay, lùi về sân sau theo đường chéo góc 6. Kỹ thuật phát cầu : 6.1. Kỹ thuật phát cầu thuận tay : - Tư thế chuẩn bị : chân trái đứng trước, chân phải đứng sau, cách nhau khoảng một bàn chân. Bàn chân trước hướng về điểm phát, bàn chân sau hơi xoay ra ngoài một góc gần 90 0 . Hai gối hơi khụyu tự nhiên, trọng tâm dồn vào chân sau. Tay trái cầm cầu phía trước ngang ngực và hơi lệch về bên phải. Tay phải cầm vợt co tự nhiên ở khuỷu, mặt vợt cao hơn đầu. Mắt nhìn về phần sân đối phương. - Đánh cầu : tay trái hơi duỗi ra trước và buông thả rơi quả cầu, trọng tâm cơ thể chuyển dần sang chân trước và vươn thân người lên cao, đồng thời tay phải chuyển động xuống dưới vòng ra trước và lên cao (lệch về bên trên vai trái). Khi tiếp xúc cầu là động tác gập nhanh cổ tay và khuỷu tay. Điểm tiếp xúc cầu là quả cầu ngang gối và hơi lệch bên phải cách thân người khoảng 60-70 cm. - Kết thúc : vợt tiếp tục đưa lên cao lệch về vai trái và nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị để tiếp tục đánh cầu. 6.2. Kỹ thuật phát cầu nghịch tay : - Tư thế chuẩn bị : chân phải đứng trước, chân trái đứng sau, trọng tâm dồn về chân trước, bàn chân sau hơi kiểng gót. Tay phải cầm vợt hơi nâng khuỷu tay đưa vợt ra trước cách thân người từ khoảng 30cm trở ra, đầu vợt chút xuống đất, mặt vợt gần như thẳng góc với mặt đất. Tay trái cầm cầu và hướng đầu cầu vào mặt vợt. Mắt hướng về điểm phát. - Đánh cầu : khi tay trái buông rơi quả cầu là lúc tay phải thu và bật nhẹ cổ tay để đẩy mặt vợt về trước (hơi duỗi cẳng tay ra trước). Cầu bay đi sang lưới phải thấp và rơi càng gần đường giới hạn giao cầu càng tốt. - Kết thúc : sau khi phát, nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị để tiếp tục đánh trả cầu. 7. Kỹ thuật đánh cầu thấp tay : Đây là kỹ thuật thường được sử dụng trong phòng thủ của môn cầu lông. Các dạng đánh cầu này thường là tại chỗ, di chuyển đơn bước hoặc đa bước, nhưng có đặc điểm chung là cầu được đánh từ dưới lên với các lực mạnh và nhẹ khác nhau. Tư thế đánh cầu đa dạng nhưng nhìn chung là trọng tâm cơ thể thường được chuyển về bên tay cầm vợt khi tiếp xúc cầu. Vậy đánh cầu thấp tay có 2 dạng chính là thấp tay bên thuận (mặt phải của vợt) và thấp tay bên nghịch (mặt trái của vợt). Đánh cầu: cấu tạo then chốt nhất của kỹ thuật đánh cầu thấp tay là sử dụng độ linh hoạt của việc đưa mặt vợt ra sau và bật nhanh về trước bằng động tác gập hoặc duỗi của khớp khuỷu tay và cổ tay. Trước khi thực hiện động tác vung vợt về trước bao giờ cũng có động tác gập hoặc duỗi cổ tay để đưa vợt ra sau và đầu vợt hướng xuống đất. Điều cần tránh khi đánh cầu thấp tay là vung vợt thẳng tay với biên độ lớn từ sau ra trước. Vậy đánh cầu thấp tay lực được phát ra chủ yếu bằng lực của cổ tay là chính. 8. Kỹ thuật đánh cầu cao tay bằng mặt thuận của vợt . -Di chuyển chuẩn bị đánh cầu: Sau khi phán đoán chuẩn xác về hướng và điểm rơi của cầu đến, người đánh cầu di chuyển chiếm vị trí thích hợp nhất. Quá trình di chuyển, vợt được chuyển động lên cao ra sau, góc độ cẳng tay và cánh tay được tạo khoảng 90 0 , đầu vợt hướng lên trên. Khi ổn định tư thế thì trọng tâm dồn về chân phải, gối khuỵu, bàn chân trái tì nhẹ lên sàn nhà. Thân người căng hình cánh cung, thân người xoay sang phải sao cho vai trái hướng về lưới, đầu ngữa, tay trái co tự nhiên làm động tác thăng bằng phía trước. -Đánh cầu: Khi quả cầu rơi gần vừa tầm đánh thì nhanh chóng chuyển trọng tâm cơ thể từ chân sau sang chân trước và vươn người lên cao, đồng thời duỗi nhanh tay cầm vợt theo biên độ từ sau lên trên ra trước, khuỷu tay được nâng lên cao, lồng bàn tay hướng lên trên, đầu vợt hướng xuống dưới và sau cùng là bật nhanh cổ tay để mặt vợt tiếp xúc cầu; tay trái kéo xuống tự nhiên ở phía trước. Điểm tiếp xúc giữa cầu và vợt cách đỉnh đầu khoảng 1m trên trục dọc cơ thể. Chú ý khi tiếp xúc cầu thì bàn tay cầm vợt được xoay ra ngoài (mở sang phải) và thân người xoay sang hướng đánh cầu bay ra. -Kết thúc: Sau khi đánh cầu, biên độ vợt tiếp tục chuyển động xuống dưới sang trái và nhanh chóng di chuyển và trở về tư thế chuẩn bị cơ bản để tiếp tục thi đấu. Đánh cầu cao thuận tay 9. Kỹ thuật đánh cầu trái cao tay : -Di chuyển chuẩn bị đánh cầu: Sau khi phán đoán và di chuyển đến vị trí thích hợp người đánh cầu nhanh chóng chuyển tay cầm vợt từ trước sang trái (chuyển tay cầm cán vợt trái), đầu vợt chúc xuống đất, khuỷu tay nâng cao hơn vai, thân người xoay sang trái, lưng gần như hướng về lưới và trọng tâm dồn chân trái (gối hơi khuỵu), mắt nhìn theo cầu. -Đánh cầu: Khi cầu rơi gần tầm đánh thì nhanh chóng vươn người lên cao, đồng thời duỗi nhanh tay cầm vợt theo biên độ từ trái lên cao sang ngang (sang phải). Thân người cũng được xoay dần sang phải. Thời điểm vợt chạm cầu ở trên cao hơi lệch về bên phải nhưng chếch về trước. -Kết thúc: Sau khi đánh cầu, nhanh chóng thu chân phải và di chuyển để trở về tư thế chuẩn bị cơ bản tiếp tục thi đấu. Đánh cầu cao nghịch tay 10. Kỹ thuật đập cầu : Đây là kỹ thuật dễ kết thúc một đường cầu. Cấu tạo kỹ thuật này gần giống với kỹ thuật đánh cầu phải cao tay. Khi đập cầu cần chú ý giai đoạn vươn thân, gập thân và gập nhanh cổ tay về trước. Điểm then chốt của kỹ thuật đập cầu là mặt vợt úp xuống đất. Thời điểm vợt chạm cầu là ở tầm cao nhất và phía trước trục dọc cơ thể khoảng 10 0 – 12 0 . Nếu người đập cầu đứng gần lưới thì góc độ của vợt so với trục dọc cơ thể lớn hơn 12 0 (càng gần lưới thì vợt càng úp). Những vận động viên có đẳng cấp cao thường sử dụng kỹ thuật di chuyển và bật nhảy trên không để đập cầu. 11. Kỹ thuật chặn cầu và bỏ nhỏ : a. Chặn cầu : Kỹ thuật này được sử dụng khi đối phương đánh cầu sang sân mình với đường cầu lao nhanh. Sử dụng kỹ năng này cần chú ý: ở tư thế chuẩn bị cơ bản, nhanh chóng di chuyển tới hướng cầu đến, đồng thời tạo mặt vợt dựng thẳng hoặc đưa sang ngang (mặt vợt vuông góc với mặt đất). Khi tiếp xúc cầu, VĐV thường lợi dụng lực phản lại của đối phương đánh sang ngang là chính, dùng lực của cẳng tay, cổ tay để đẩy nhẹ cầu về sân đối phương. Việc điều chỉnh điểm rơi của cầu do góc độ mở của mặt vợt sang trái hoặc phải theo ý đồ chiến thuật của VĐV. Kỹ thuật chặn cầu thường sử dụng cho VĐV đứng gần lưới trong đánh đôi. Sau khi tiếp xúc cầu xong thi nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị để đón và tấn công quả cầu kế tiếp. b. Bỏ nhỏ : Bỏ nhỏ cũng là kỹ thuật tấn công đối phương. Kỹ thuật này ít dùng sức, đòi hỏi VĐV phỉa có khả năng quan sát và nắm bắt ý đồ chiến thuật đối phương. Thường sử dụng được cả hai mặt vợt (trái + phải). Đường cầu bỏ nhỏ ngắn, sát lưới và có tốc độ cầu bay chậm. Kỹ thuật bỏ nhỏ được sử dụng tổng hợp nhiều kỹ thuật đánh cầu khác, đòi hỏi có sự nhanh nhẹn và linh hoạt của khớp cổ tay. Lực phát ra khi bỏ nhỏ chủ yếu là lực cổ tay trong quá trình điều khiển độ nghiêng của mặt vợt để cho cầu rơi theo một ý đồ chiến thuật. Khi bỏ nhỏ cần chú ý các điểm sau: + Tốc độ bay của quả cầu đến nhanh hay chậm. + Góc độ bay của quả cầu đến lớn hay nhỏ. + Thời điểm đánh, quả cầu xa lưới hay gần lưới. Kết thúc kỹ thuật bỏ nhỏ nhanh chóng di chuyển trở về tư thế chuẩn bị để tiếp tục đánh quả cầu sau. II. Phương pháp giảng dạy : Ngoài việc sử dụng các phương pháp chung trong giáo dục thể chất, ở phạm vi hẹp của chương trình này, chúng tôi chỉ giới thiệu trình tự một số bài tập để tiến hành tập luyện từng kỹ thuật đánh cầu cơ bản trong môn cầu lông. Các bài tập hướng dẫn cho người tập luyện được sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, từ ít dùng sức đến dùng sức nhiều và từ tại chỗ đến di chuyển. 1. Đội hình thị phạm động tác : Thị phạm động tác đánh cầu có thể không cần dùng sân và lưới cầu lông, nhưng thường là tập hợp người học thành đội hình khối ở ngoài sân và người thầy đứng trong sân phân tích và làm mẫu kỹ thuật động tác. 2. Luyện tập động tác phát cầu : Thường sử dụng đội hình khối để tập mô phỏng động tác, cự ly và khoảng cách của học viên trong hàng bao giờ cũng rộng hơn một dang tay để người học có tầm quan sát và thoải mái trong quá trình vung vợt. Sau đây là một số bài tập với cầu: + Hai người đối diện nhau thực hiện bài tập: tay trái thả cầu và tay phải vung vợt phát cầu.(Cự ly thực hiện từ 5m – 6m) + Bài tập như trên nhưng cự ly đứng của hai người xa hơn cần chú ý đến cự ly biên độ vung tay cầm vợt nhanh sao cho quả cầu rơi xa có độ chuẩn theo ý muốn. + Phát cầu qua lưới: cần chú ý tư thế chuẩn bị và cầu được phát chéo cuối sân. (rơi gần lưới) + Bài tập như trên nhưng thay đổi góc độ bay của cầu: luân phiên phát quả cầu bay lao dài và cao bổng. + Bài tập như trên nhưng có sự thay đổi điểm rơi:Điểm rơi thường ở góc trái cuối sân, góc phải cuối sân và kết hợp với giao cầu ngắn (rơi gần lưới) Chú ý: Nếu giảng dạy kỹ thuật giao cầu bằng mặt trái của vợt (ngắn) thì cấu tạo bài tập cơ bản cũng giống như các bài tập nêu trên. + Rèn luyện nhóm bài tập kết hợp tập giao cầu và đỡ giao cầu theo ý đồ chiến thuật. 3. Luyện tập động tác đánh cầu phải thấp tay : + Mô phỏng động tác đánh cầu phải thấp tay. + Hai người đối diện (5m – 8m) đánh cầu qua lại dưới thấp tay bên phải. + Như bài tập trên nhưng cự ly kéo dài dần 10m, 12m, 13m. Nếu trong sân thì đứng sát đường biên cuối sân. + Một người phát cầu vào nhiều điểm khác nhau ở bên phải cho người tập đỡ cầu bằng kỹ thuật đánh cầu thấp tay bên phải. + Hai người một quả cầu, một tập đập cầu cho người kia phòng thủ bên phải. Yêu cầu người phòng thủ đánh cầu bổng và cao ở giữa sân để người kia tiếp tục đập cầu. + Đánh cầu bên phải kết hợp với các kỹ thuật khác. 4. Luyện tập đánh cầu trái thấp tay : Các bài tập bên trái bao giờ cũng được học sau các bài tập bên phải. Sau khi tập động tác bên phải trong một thời gian ngắn thì tiến hành tập động tác bên trái, và sau đó tiến hành tập song song hai động tác. Các bài tập này được thực hiện gần giống như bài tập bên phải. Mô phỏng động tác kỹ thuật Một người tung cầu cho người kia tập đỡ cầu thấp bên trái. Hai người một quả cầu đứng cách nhau từ 5m – 8m đánh cầu qua lại với nhau bằng KT trái thấp tay. Vẫn như trên nhưng kéo dài cự ly 8m – 12m. Một người phát cầu cho người kia đỡ phát bằng kỹ thuật đánh cầu trái thấp tay. Hai người một quả cầu đối diện nhau, một người đập cầu cho người kia phòng thủ (trái thấp tay) Bài tập như trên nhưng phòng thủ cả bên trái và bên phải. Kết hợp với các kỹ thuật khác. 5. Luyện tập động tác đánh cầu phải trên cao: Mô phỏng kỹ thuật động tác. Hai người một quả cầu, một người đánh cầu bằng KT phải + trái thấp tay và người kia tập đánh cầu phải cao tay. Hai người đứng đối diện nhau 8m đánh cao tay qua lại liên tục. Bài tập như trên nhưng người kia bật nhảy đánh cầu trên cao. Bài tập như trên nhưng cự ly được kéo xa hơn. Kết hợp đánh cầu trên cao với các kỹ thuật khác. 6. Luyện tập động tác đánh cầu trái trên cao : Trình tự tương tự như tập đánh cầu phải trên cao: Mô phỏng kỹ thuật động tác. Một người giao cầu chuẩn bên trái cho người kia thực hiện đánh cầu trên cao. Hai người một cầu, một người phòng thủ cho người kia đánh cầu trái cao tay. Bài tập như trên nhưng kết hợp bật nhảy. Một người phòng thủ cho người kia đánh cầu phải và trái cao tay. Luyện tập KT này với các KT khác. 7. Luyện tập kỹ thuật đập cầu: Mô phỏng KT động tác. Hai người một quả cầu, một người lốp cầu cho người kia đập cầu. (Yêu cầu số lần càng nhiều càng tốt) Một người phát cầu cao gần lưới cho người kia thực hiện đập cầu. BT như trên nhưng cự ly được kéo ra xa dần. Nếu trong sân thì người dập được di chuyển xa dần đến cuối sân. BT như trên nhưng cự ly gần, người đập bật nhảy đập cầu. Một người phòng thủ cho người kia đập cầu: Nếu cầu bổng gần lưới thì không bật nhảy đập cầu, còn nếu cầu xa lưới thì buộc phải bật nhảy đập cầu. BT như trên nhưng chú ý điểm rơi khi đập cầu. Kết hợp động tác đập cầu với tập luyện các kỹ thuật khác. 8. Luyện tập kỹ thuật bỏ nhỏ: Sau khi tập luyện các kỹ thuật nêu trên được thành thạo thì tiến hành tập luyện kỹ thuật này. Lúc đầu 2 người đối diện nhau khoảng từ 3.5m – 4m bỏ nhỏ qua lại. Chú ý bài tập này phải được tiến hành tập từ không có lưới cho đến có lưới. Một người tung cầu ở nhiều điểm khác nhau cho người kia thực hiện bỏ nhỏ. Chú ý quả cầu phục vụ từ chậm đến nhanh dần. Một người chặn cầu cho người kia bỏ nhỏ. Chú ý: Các BT lúc đầu thường tại chỗ sau đó di chuyển đến điểm bỏ nhỏ. Cự ly di chuyển càng dài càng tốt. Khi tập bỏ nhỏ cần chú ý luyện tập cả hai mặt vợt. Song song với tập bỏ nhỏ thì tập các bài chặn cầu và sau cùng là cắt cầu bỏ nhỏ. 9. Luyện tập kỹ thuật tạt cầu: Nguyên tắc: Phản xạ nhanh để đánh đáp trả các đường cầu với mặt vợt vuông góc với mặt đất. Kỹ thuật này thường được trang bị sau cùng so với các kỹ thuật đánh cầu khác. Tạt cầu thường huấn luyện trong thi đấu đôi. 10. Các đội hình cơ bản để giảng dạy kỹ thuật cầu lông : Đối với học sinh phổ thông thường có sĩ số lớp từ 40 học sinh trở lên, vì thế người thầy cần chú ý đến đội hình tập luyện sao cho mật độ luyện tâp càng cao càng tốt, đồng thời hết sức tránh các trường hợp chấn thương có thể xảy ra. Sau đây là một số đội hình thường được sử dụng giảng dạy từng kỹ thuật cầu lông: a. Đội hình thị phạm: thường là đội hình khối. * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * b. Đội hình giảng dạy di chuyển: Thường sử dụng đội hình khối, khoảng cách của người tập là một sãi tay cọng với vợt. Cần thống nhất trước về hướng di chuyển trái + phải, trước + sau. Học sinh phải thực hiện theo tín hiệu chung của giáo viên. Chú ý: dù học sinh cầm vợt thuận tay trái hay phải nhưng cũng phải thực hiện theo cùng một hướng của giáo viên. Nếu người thầy không thống nhất hướng di chuyển thì sắp xếp các học sinh thuận tay trái thành một hàng ngang và tốt nhất là xếp ở hàng sau cùng của đội hình tập. c.Đội hình giảng dạy đánh cầu: thấp tay và cao tay. Thường cho học sinh có khoảng cách hàng ngang từ 2,5 mét đến 3 mét. Như vậy trên một sân cầu lông thường có 4 HS tập luyện. Nếu sân có khoảng rộng lớn thì tổ chức thành 2 nhóm, mỗi nhóm là 2 hàng ngang. Tuy nhiên phải đảm bảo khoảng cách giữa 2 nhóm thường bằng cự ly đánh cầu qua lại theo từng giáo án tập luyện. 8 mét 8 mét 8 mét c.Đội hình giảng dạy phát cầu cao sâu. Như đội hình đánh cầu qua lại, tuy nhiên cần phải chú ý thực hiện phát cầu đồng loạt theo tín hiệu của thầy giáo. Trường hợp sân tập hẹp hơn thì tổ chức đội hình khối theo hình thức hàng chẵn và lẻ đối diện nhau và thực hiện phát đồng loạt theo từng nhóm Nhóm 1 Nhóm 2 Hàng 1 Hàng 2 Hàng 3 Hàng 4 d.Đội hình giảng dạy kỹ thuật phát cầu gần và bỏ nhỏ. Ngay từ đầu cho HS đứng cách nhau 4 mét thực hiện các bài tập. Khoảng cách hàng ngang 1,5 đến 2 mét. Có thể sử dụng nhiều dây để tất cả HS cùng một lúc tham gia tập luyện. 4 mét 4 mét đ.Đội hình kết hợp giảng dạy 2 kỹ thuật một lúc. Cùng một thời gian thực hiệàn nội dung phát cầu ngắn với phát cầu dài; hoặc đánh cầu cao tay với bỏ nhỏCách thực hiện là cho HS đếm số 1 và 2 sau khi đã giãn hàng như các nội dung trước. Sau đó quy định cho HS ứng với số nào học nhiệm vụ gì. Sau khi hết thời gian thì đổi bằng cách cho HS tiến lên và lùi vềtiến lên và lùi về số 1 Số 2 Số 1 Số2 Đánh cầu cao 1 đối 1 đường thẳng Đánh cầu cao 1 đối 1 đường chéo Hất cầu, treo cầu một điểm Treo cầu đường thẳng thuận tay, lên lưới vê cầu Treo cầu đường thẳng thuận tay, lên lưới đẩy cầu Treo cầu đường thẳng thuận tay, lên lưới móc cầu chéo góc Treo cầu chéo góc thuận tay, lên lưới vê cầu Treo cầu chéo góc thuận tay, lên lưới móc cầu Treo cầu chéo góc thuận tay, lên lưới đẩy cầu chéo góc Đập cầu đỉnh đầu chéo góc, lên lưới vê cầu Đập cầu đỉnh đầu chéo góc, lên lưới vê cầu Đập cầu đỉnh đầu chéo góc, lên lưới móc cầu Từ một điểm đánh 2 điểm thuận tay Từ 2 điểm đánh về 1 điểm (thuận và nghịch tay) Luân phiên đánh theo đường thẳng và chéo Hất cầu 1 điểm, treo cầu 2 điểm
File đính kèm:
- bai_giang_the_duc_lop_12_bai_ky_thuat_cau_long.ppt