Bài giảng Ngữ Văn Lớp 12 - Hồn Trương Ba, da hàng thịt (tiết 2)

ppt 23 trang Mạnh Hào 28/02/2024 2040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn Lớp 12 - Hồn Trương Ba, da hàng thịt (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ Văn Lớp 12 - Hồn Trương Ba, da hàng thịt (tiết 2)

Bài giảng Ngữ Văn Lớp 12 - Hồn Trương Ba, da hàng thịt (tiết 2)
Chào mừng các thầy, cô giáo đến dự giờ, thăm lớp 
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC KẠN 
KIỂM TRA BÀI CŨ 
Tóm tắt nội dung vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt. Nêu vị trí đoạn trích trong SGK? 
- Nội dung vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt gồm 7 cảnh. 
1 
Trên thiên đình Nam Tào làm việc cẩu thả gạch nhầm tên người chết là Trương Ba 
2 
Đế thích kết thân với Trương Ba, một cao cờ ở hạ giới. Trương ba đột ngột qua đời 
3 
Nam Tào, Đế Thích sửa sai bằng cách cho hồn Trương Ba nhập vào xác hàng thịt để sống lại 
4 
Xác hàng thịt đòi về nhà Trương Ba. Mọi người ngỡ ngàng đành phải chấp nhận 
5 
Lý trưởng sách nhiễu. Trương Ba phải ở nhà hàng thịt đến đêm mới được về nhà 
6 
Bị thể xác xui khiến, Trương Ba định xuôi theo ở lại với vợ hàng thịt 
7 
Trương Ba bắt đầu thay đổi tâm tính khiến mọi người trong gia đình, bạn bè xa lánh chán ghét, bản thân vô cùng đau khổ quyết định giải thoát chấp nhận cái chết 
Vị trí đoạn trích: 
	+ Trích từ cảnh VII và đoạn kết của vở kịch. 
	+ Thuộc phần cao trào và mở nút trong quá trình vận động kịch 
L ưu Quang Vũ 
HỒN TRƯƠNG BA, 
DA HÀNG THỊT 
Tiết 2 
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 
2. Nhân vật Hồn Trương Ba 
Em hãy cho biết những mâu thuẫn, xung đột của Hồn Trương Ba được thể hiện qua mấy màn đối thoại? 
Màn đối thoại 
giữa Hồn và Xác 
Màn đối thoại 
với người thân 
Màn đối thoại 
với Đế Thích 
HỒN TRƯƠNG BA 
Màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và xác hàng thịt. 
Các phương diện 
Hồn Trương Ba 
Xác hµng thÞt 
Mục đích 
Ph ủ định sự lệ thuộc của linh hồn vào xác thịt, coi xác thịt chỉ là cái vỏ bề ngoài, không có ý nghĩa. Khẳng định linh hồn vẫn có đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn... 
Kh ẳng định sự âm u, đui mù của thể xác có sức mạnh ghê gớm, có khả năng điều khiển, làm át đi linh hồn cao khiết. Dồn hồn Trương Ba vào thế đuối lý buộc phải thoả hiệp, quy phục. 
Cử chỉ 
Ôm đầu, đứng vụt dậy, nhìn chân tay, thân thể, bịt tai lại 
-> Uất ức, tức giận, bất lực 
 L ắc đầu 
-> Tỏ vẻ thương hại 
Xưng hô 
 M ày – Ta 
-> Khinh bỉ, xem thường 
 Ông – Tôi 
-> Ngang hàng thách thức 
Giọng điệu 
 Giận dữ, khinh bỉ, mắng mỏ, đồng thời ngậm ngùi thấm thía, tuyệt vọng. 
Khi ngạo nghễ thách thức, khi buồn rầu thì thầm ranh mãnh, an ủi. 
Vị thế 
Bị động, kháng cự, yếu ớt, đuối lý, tuyệt vọng -> Người thua cuộc chấp nhận trở lại vào xác hàng thịt 
Chủ động đặt nhiều câu hỏi phản biện, lý lẽ giảo hoạt -> Kẻ thắng thế, buộc được hồn Trương Ba quy phục mình, 
a) Màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và xác hàng thịt. 
Lưu Quang Vũ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì khi xây dựng cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác? Ý nghĩa? 
Nghệ thuật: ẩn dụ 
- Hồn : tâm hồn con người; Xác : thể xác con người 
=> Cuộc đối thoại Hồn-Xác là cuộc đấu tranh giữa các mặt khác nhau trong một con người với ý nghĩa đa chiều :nội dung- hình thức; con người nhu cầu – con người thiên chức 
- Hàm ý chỉ sự đối lập giữa hai quan niệm sống cực đoan trong xã hội đương thời: 
 Coi trọng đời sống vật chất >< Coi trọng đời sống tinh thần. 
Quan điểm sống của nhà văn: 
Con người là một thể thống nhất, Hồn-Xác phải hài hòa. Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thể xác phàm tục, tội lỗi. 
Để có cuộc sống hạnh phúc toàn vẹn, con người cần phải được chăm lo đầy đủ cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần. 
b) Màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba với người thân. 
MQH 
NGƯỜI THÂN 
TRƯƠNG BA 
Nguyên nhân 
Tâm trạng 
Phản ứng 
Nguyên nhân 
Vợ 
Cháu gái 
Con dâu 
Nh ận thấy thay đổi của chồng và đau khổ trước tình cảnh chung 
Bu ồn bã đau khổ muốn chết, bỏ đi định nhường chồng cho cô hàng thịt 
Th ông cảm và thương xót 
Th ấu hiểu nhưng đau lòng nhận thấy bố ngày một đổi khác 
Quy ết liệt và dữ dội 
T âm hồn tuổi thơ vốn trong sạch, không chấp nhận sự tầm thường dung tục. 
Vẻ mặt: Thẫn thờ, lặng ngắt như tảng đá. 
 Cử chỉ: Tay ôm đầu 
 Điệu bộ: Run rẩy, lập cập 
- Giọngđiệu: Nhẫn nhục, cầu cứu 
=> V ô cùng đau đớn, bế tắc. 
Hi ểu những gì mình đã, đang và làm cho người thân là rất tệ hại mặc dù không hề muốn 
b) Màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba với người thân. 
Ý nghĩa sâu xa của màn đối thoại này là gì? 
=> Khi con người phải sống trong tình trạng hồn này, xác nọ, mọi biểu hiện sẽ trở nên lệch lạc -> đánh mất mình và trở nên xa lạ ngay cả trong mắt những người thân. 
=> Bi kịch lên đến đỉnh điểm. 
Nhận xét những lời độc thoại nội tâm của Hồn Trương Ba?Thái độ của n/v có gì khác so với phần kết màn đối thoại với xác hàng thịt? 
- Những câu hỏi mang tính tự vấn: 
Nhưng lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục mày và tự đánh mất mình? 
=> Thái độ quyết liệt trong tranh đấu 
- Lời khẳng định dứt khoát: 
Không cần đến đời sống do mày mang lại! Không cần! 
=> Quyết định không sống nhờ xác hàng thịt. 
=> Nhân vật không thỏa hiệp mà đấu tranh mạnh mẽ. 
=> Vẻ đẹp tâm hồn cao quý của người lao động trong cuộc đấu tranh với cái dung tục tự hoàn thiện nhân cách. 
c) Màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba với Đế Thích 
H·y chØ ra sù kh¸c nhau trong quan niÖm cña Tr­¬ng Ba vµ §Õ ThÝch vÒ ý nghÜa sù sèng? 
Quan niệm của Trương Ba 
Quan niệm của Đế Thích 
Không chấp nhận cái cảnh phải sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo, muốn được “là tôi toàn vẹn” 
Khuyên Trương Ba chấp nhận vì thế giới vốn không toàn vẹn “trên trời dưới đất đều thế cả” 
=>Đế Thích nhận ra sự thật đáng buồn và chấp nhận nó như một quy luật phổ biến, còn Hồn Trương Ba không thể chấp nhận tình trạng đó. 
Em có suy nghĩ gì khi Trương Ba trách Đế Thích: Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết ? 
 * Trương Ba trách Đế Thích, người đem lại cho mình sự sống “ Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống còn sống như thế nào thì ông chẳng cần biết ” 
=> Hồn Trương Ba thẳng thắn chỉ ra căn bệnh hời hợt, quan liêu của Đế Thích. 
§Õ ThÝch ®Þnh cho hån Tr­¬ng Ba nhËp vµo cu TÞ, Tr­¬ng Ba ®· tõ chèi. V× sao? 
 Khi Đế Thích cho Hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị: Trương Ba cương quyết từ chối . 
=> Khát vọng mãnh liệt của con người trong cuộc đấu tranh quyết liệt chống lại sự dung tục, giả tạo để bảo vệ quyền được sống toàn vẹn hợp với lẽ tự nhiên, được sống là mình. 
Các màn đối thoại của Hồn Trương Ba với xác hàng thịt, với người thân và với Đế Thích có gì đặc sắc về nghệ thuật? 
Nghệ thuật: 
Ngôn ngữ đối thoại giàu tính triết lý, có chiều sâu; 
Sự kết hợp của tính chất hiện đại và truyền thống. 
Củng cố kiến thức và luyện tập thực hành 
Bài tập 1. Bi kịch của hồn Tr ươ ng Ba trong đoạn kịch này là gì? Từ đó em liên hệ đến quyền gì của con người? 
Định hướng kiến thức 
- Bi k ị ch không thể chủ đ ộ ng trước sự sống và cái chết của mình 
- Bi k ị ch b ị tha hóa 
- Bi k ị ch là người xa l ạ và b ị chối bỏ. 
- Bi k ị ch của con người không có quyền được sống thanh cao. 
=> Vấn đề quyền sống, quyền tự do, quyền được sống là mình của con người. 
Củng cố kiến thức và luyện tập thực hành  
 Bài tập 2. Từ tác phẩm đã học, các em hiểu như thế nào về mối quan hệ giữa tâm hồn và thể xác trong một con người? Hãy chỉ ra những biểu hiện của lối sống “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo” trong cuộc sống. 
Định hướng câu trả lời 
 Con người là một thể thống nhất, hài hòa. Để có cuộc sống hạnh phúc toàn vẹn, con người cần phải chăm lo đầy đủ cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần 
- Những biểu hiện của lối sống “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”: sống giả tạo thiếu trung thực, “đạo đức giả”; thói xu nịnh vì danh, lợi; nhu nhược không dám đấu tranh với cái xấu, cái ác  
Bài tập 3 . Từ đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt , tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì? Em rút ra bài học gì cho bản thân? 
Củng cố kiến thức và luyện tập thực hành 
 - Tác giả muốn gửi tới người đọc thông điệp: Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. Sự sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên, hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. 
	- Vở kịch là bài học làm người cho tất cả chúng ta: Khi mắc sai lầm, vấp ngã h ãy dũng cảm đối diện với sự thật để vươn lên. Nên trung thực, thẳng thắn; biết vượt qua hoàn cảnh để sống tốt; luôn biết hoàn thiện bản thân, sống nhân hậu, có ý nghĩa 
Định hướng câu trả lời 
IV. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP Ở NHÀ: 
- Hoàn thiện các bài tập, nộp bài tập 2 để chấm 
- Soạn bài phần tiếp theo: (tiết 3) 
	+ Đoạn kết của vở kịch 
	+ Rút ra nội dung, ý nghĩa triết lý, nghệ thuật của vở kịch. 
	+ Làm bài tập nâng cao trong SGK Tr216 
CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ! 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_12_hon_truong_ba_da_hang_thit_tiet_2.ppt