Bài giảng Ngữ Văn Lớp 12 - Đất nước

pptx 11 trang Mạnh Hào 20/04/2024 1110
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn Lớp 12 - Đất nước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ Văn Lớp 12 - Đất nước

Bài giảng Ngữ Văn Lớp 12 - Đất nước
ĐẤT NƯỚC  - Nguyễn Khoa Điềm - 
Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm 
Quê: huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. 
Xuất thân: trong một gia đình trí thức có truyền thống yêu nước và cách mạng. 
Thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. 
Thơ ông hấp dẫn bởi những xúc cảm nồng nàn cùng suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước. 
II. Tác phẩm: 
Trường ca “Mặt đường khát vọng” được viết vào năm 1971, in lần đầu 1974, được viết nhằm thức tỉnh thế hệ trẻ đô thị vùng tạm chiến miền Nam về non sông, đất nước, về sứ mệnh của thế hệ của họ với đát nước, nhân dân 
Đoạn trích “Đất Nước” thuộc phần đầu chươngV. 
Giá trị tác phẩm: 
+Về nội dung: “Đất Nước” thâu tóm toàn bộ ý của chương V sự cảm nhận về đất nước một cách cụ thể, toàn diện, sâu sắc mà cốt lõi là tư tưởng “Đất nước của nhân dân” được triển khai qua nhiều bình diện:địa lí, lịch sử, văn hóa,.. 
 +Về mặt nghệ thuật: Sử dụng sáng tạo chất liệu văn hóa văn học dân gian là thể thơ nhịp điệu, giọng điệu biến hóa linh hoạt. Chất chính luận kết hợp với chất trữ tình cảm xúc. 
1.Cảm nhận Đất Nước qua các bình diện : 
Bình diện văn hóa 
Đất Nước đã có từ rất lâu đời, có từ những thứ nhỏ bé, bình dị nhất trong cuộc sống 
Đất Nước có từ bao giờ? 
-Đất Nước hiện hữu trong những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết quen thuộc như “Trầu cau”,”Tấm Cám” mà bà và mẹ thường hay kể. 
Đất Nước có trong những phong tục, tập quán của người Việt như tục bới tóc, ăn trầu 
=> Nó thể hiện cho tình yêu, tình nghĩa anh em, tình thủy trung son sắt. 
Đất Nước trưởng thành qua binh đao, khói lửa, sự hy sinh, mất mát: “trồng tre đánh giặc” 
=>Thể hiện truyền thống gìn giữ bảo vệ Tổ quốc và tinh thần yêu nước mãnh liệt. 
Đất nước xuất hiện trong các sự vật quen thuộc như cái kèo, cái cột, hạt gạo “một nắng hai sương” 
Đất Nước tồn tại trong những câu thành ngữ, ca dao “gừng cay muối mặn” 
=>Tình cảm son sắt, quá trình đồng cam cộng khổ, nghĩa tình thủy chung. 
Phương diện địa lí (không gian, thời gian) 
Đất Nước là không gian sinh tồn gần gũi, thân thương, gắn bó với mỗi người là con đường làng, mái trường anh học, dòng sông em tắm, là góc phố, đình làng, cây đa, bên nước của mỗi người. 
Đất Nước là nơi hò hẹn, là không gian của tình yêu đôi lứa: Đất gắn với anh, Nước gắn với em, hòa quyện chẳng thể tách rời 
“Đất là nơinỗi nhớ thầm” 
Đất Nước còn là không gian mênh mông rộng lớn của núi sông,rừng biển, nơi ở của ông bà Tổ tiên là miền đất cội nguồn, là nơi sinh, là quê hương 
“Đất Nước là nơi con cábiển khơi” 
Bình diện lịch sử 
Đất Nước có từ huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ, từ truyền thuyết Hùng Vương cùng ngày giỗ Tổ :“Đất Nước là nơi chim vềbọc trứng” 
Thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. 
Đất Nước ta là nơi “đất lành chim đậu”, là nơi nước thiêng rồng ở, dân tộc Việt Nam là anh em một nhà 
Đất Nước còn là sự kết tinh thống nhất sâu sắc những giá trị tinh thần, trách nhiệm với Đất Nước trong quá khứ”những ai đã khuất”đến “những ai bây giờ” ở hiện tại và cả tương lai “yêu nhau sinh con đẻ cái” 
Trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với Đất Nước thật nặng nề nhưng cũng rất vinh quang “gánh vácmai sau 
Phải nhớ về cội nguồn “Hàng nămngày giỗ Tổ” vì mưu sinh con người có thể làm ăn ở bất kì đâu nhưng trong thẳm sau tâm hồn mỗi người mang dòng múa Việt trong những thời khắc thiêng liêng niềm tự hào và sự gắn bó với Đất Nước lại trỗi dậy 
2. Đất Nước ở đâu trong chúng ta và trách nhiệm của thế hệ trẻ: ” Trong anh và emmuôn đời ” 
Đất Nước không ở đâu xa mà kết tinh ngay trong anh và em, trong cuộc sống của mỗi người:”Trong anh và emĐất Nước”. 
Đất nước mang tầm khái quát to lớn thiêng liêng nhưng lại thật nhỏ bé khi hòa vào số phận, máu thịt của mỗi người. 
“Trong anh và em” trong mỗi cá nhân đều có một phần Đất Nước. Là quan hệ máu thịt không thể chia cách. 
Đất Nước hài hòa nông thắm, vẹn tròn to lớn có những phát triển đi xa tới hiện tại đều kết tinh bởi hai chữ “cầm tay”-biểu tượng của tinh thần đoàn kết, tình yêu đôi lứa tỏng cái chung giữa cá nhân và cộng đồng, giữa thế hệ này với thế hệ khác. 
Đây là khát vọng của nhà thơ nhưng là hiện tại tất yếu của tương lai. 
Ước mơ ấy ngày nay đã thành hiện thực. Lời thơ trong sáng ấp ủ niềm tin giữa những ngày đánh Mĩ của nhà thơ, của cha ông thật cao đẹp. 
Lời nhắn nhủ của thế hệ trẻ về trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân”Em ơi em..muôn đời” 
Chúng ta cần có trách nhiệm san sẻ, hai chữ “hóa thân” đã diễn đạt sâu sắc sự hiến dâng trọn vẹn cho Đất Nước bởi Đất Nước là “máu xương của mình” 
3. Đất Nước của nhân dân: ” Những người vợnúi sông ta ” 
Tác giả cảm nhận Đất Nước qua những danh lam thắng cảnh, địa danh gắn liền với cuộc sống của nhân dân, qua sự cảm nhận của nhân dân. 
Truyền thống hiếu học của nhân dân ta: 
Người học trò nghèo->núi Bút, non Nghiên 
Tình nghĩa thủy chung thắm thiết “những người vợhòn trống mái”. 
Người vợ nhớ chồng -> Núi Vọng Phu 
Cặp vợ chồng yêu nhau 
->Hòn Trống Mái 
Đó là kết tinh cho sự trung thủy của biết bao người vợ, người chồng trong những cuộc chiến tranh mặc kệ bão tố của thời gian. 
Đất Nước tươi đẹp: 
Con cóc, con gà-> Hạ Long thành thắng cảnh 
Ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà Điểm-> những người có công khai thiên lập địa 
Tìm về cội nguồn để cảm nhận sâu sắc về những chiến công oanh liệt của nước nhà qua truyền thuyết “Thánh Gióng”. 
Gót ngựa Thánh Gióng đi qua 
->Trăm ao đầm để lại. 
4. Đất Nước của nhân dân. Đất Nước của ca dao thần thoại 
Phương diện lịch sử 
 “Em ơi emĐất Nước” 
Lời lẽ nhắn nhủ nhẹ nhàng tác giả dẫn người đọc quay về 4000 năm lịch sử, 4000 năm dựng nước và giữ nước 
Nhà thơ không điểm lại các triều đại lịch sử hay những anh hùng lưu danh sử sách mà kết nối hiện tại và qua khứ qua cụm từ “người người lớp lớp”-biểu trưng cho sức mạnh quật cường của dân tộc. 
Hình ảnh”người con gái con trai bằng tuổi chúng ta” là tuổi trẻ là thế hệ gánh vác phần người đi trước để lại “dặn dò con cháu “truyện mai sau” 
Tác giả đã thành công khi thể hiện một hình tưởng mới mẻ, tươi rói của thời đại khi nhắc tới truyền thống đấu tranh của dân tộc:”Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh” 
Để ngợi ca sự hóa thân của nhân dân đẻ làm nên 4000 năm Đất Nước bằng việc nhắc tới những người anh hùng mà “cả anh và em đều nhớ “nhưng nhà thơ quan tâm nhiều hơn đến biết bao người đã hy sinh thâm lặng. 
Quá khứ bị thương nhưng đầy hào hùng của dân tộc ta càng nhắc nhở lớp trẻ phải biết ơn, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc 
Phương diện văn hóa 
 “Họ giữdáng sông xuôi” 
Sự hiện diện của nhân dân qua từng thời kì lịch sử thế hệ này nối tiếp thế hệ kia cầm trong tay ngọn đuốc Việt Nam qua địa từ “Họ” 
Truyền hạt lúa chính là truyềnthành tựu của nền văn minh lúa nước gieo mầm sức sống 
Bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc chính là tiếng nói của dân tộc đó. Họ truyền giọng điệu cho con cháu mai sau. Họ sáng tạo ra các địa danh, tên xã, tên làng đã đi vào lịch sử. 
họ xây dựng nền tảng vật chất, tinh thần để đời sau kế thừa thành quả. khi giặc đến họ bùng lên đấu tranh anh dũng để bảo vệ cuộc sống bình yên. 
Nét đẹp truyền thống văn hóa dân tộc được giữ gìn, phát huy, bảo tồn cho thấy được phẩm chất tốt đẹp của dân tộc. 
*** Đánh giá nghệ thuật *** 
Sử dụng đa dạng các chất liệu dân gian như ca dao, thần thoại 
Thể thơ tự do, các câu thơ co duỗi linh hoạt 
Thể hiện tình cảm, phong cách thơ của Nguyễn Khoa Điềm: kết hợp chất chính luận – trữ tình, suy tưởng – cảm xúc 
Hình ảnh vừa khái quát lại vừa cụ thể 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_12_dat_nuoc.pptx