Bài giảng Lịch sử Lớp 12 - Ôn tập Bài 21, 22: Xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954- 1965)
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Lịch sử Lớp 12 - Ôn tập Bài 21, 22: Xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954- 1965)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Lịch sử Lớp 12 - Ôn tập Bài 21, 22: Xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954- 1965)
ÔN TẬP LỊCH SỬ 12 - BÀI 21, 22 HỆ THỐNG CÁC CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH MĨ ĐÃ TIẾN HÀNH TRONG CUỘC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC MIỀN NAM VIỆT NAM (1961-1973) Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) Tên Tổng thống Mĩ cho triển khai Tên chiến lược toàn cầu của Mĩ Tên chiến lược chiến tranh Thời gian thực hiện Khái niệm Âm mưu Thủ đoạn Kenơđi , Giônxơn Phản ứng linh hoạt “ Chiến tranh đặc biệt” 1961-1965 Là loại hình chiến tranh xâm lược TD kiểu mới của Mĩ, được tiến hành bằng quân đội tay sai, đặt dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ, sử dụng trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ nhằm chống lại lực lượng cách mạng và nhân dân ta. “ Dùng người Việt đánh người Việt” - Mĩ đề ra KH Stalây – Taylo với mục tiêu bình định m.N trong vòng 18 tháng. - Mĩ tăng nhanh viện trợ quân sự cho Diệm, đưa vào miền Nam số lượng ngày càng lớn cố vấn quân sự. - Ra sức bắt lính, tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn. - Sử dụng phổ biến các chiến thuật mới như “trực thăng vận”, “thiết xa vận”. - Tăng cường dồn dân lập “ ấp chiến lược ”. - Đẩy mạnh các cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt LLCM, tiến hành nhiều hoạt động phá hoại miền Bắc, hoạt động kiểm soát, phong tỏa biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc với miền Nam. HỆ THỐNG CÁC CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH MĨ ĐÃ TIẾN HÀNH TRONG CUỘC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC MIỀN NAM VIỆT NAM (1961-1973) Tên Tổng thống Mĩ cho triển khai Tên chiến lược toàn cầu của Mĩ Tên chiến lược chiến tranh Thời gian thực hiện Khái niệm Âm mưu Thủ đoạn Giônxơn Phản ứng linh hoạt “ Chiến tranh cục bộ” 1965-1968 Là loại hình chiến tranh xâm lược TD kiểu mới của Mĩ, được tiến hành bằng lực lượng của quân viễn chinh Mĩ, quân một số nước đồng minh của Mĩ và quân SG, trong đó quân Mĩ giữ vai trò chủ yếu, đặt dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ, sử dụng trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ nhằm chống lại lực lượng cách mạng và nhân dân ta. Nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực để có thể áp đảo quân chủ lực của ta bằng chiến lược quân sự mới “tìm diệt”, cố giành thế chủ động trên chiến trường, đẩy LLVT của ta trở về phòng ngự, buộc ta phải phân tán đánh nhỏ hoặc rút về biên giới, làm cho chiến tranh tàn lụi dần. - Mĩ ồ ạt đưa vào miền Nam hàng trăm nghìn quân viễn chinh Mĩ, quân các nước đồng minh. - Tập trung lực lượng mở các cuộc hành quân càn quét trên chiến trường với hai gọng kìm chiến lược “tìm diệt” và “bình định”. + Ngay khi vào miền Nam, Mĩ mở cuộc hành quân “tìm diệt” mang tên “Ánh sáng sao” vào căn cứ quân giải phóng ở Vạn Tường (Quảng Ngãi). + Tiếp đó, Mĩ mở liền hai cuộc phản công chiến lược trong hai mùa khô 1965 – 1966, 1966 – 1967 bằng hàng nghìn cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào “Đất thánh Việt Cộng”. - Mĩ mở rộng chiến tranh không quân và hải quân phá hoại miền Bắc. HỆ THỐNG CÁC CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH MĨ ĐÃ TIẾN HÀNH TRONG CUỘC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC MIỀN NAM VIỆT NAM (1961-1973) Tên Tổng thống Mĩ cho triển khai Tên chiến lược toàn cầu của Mĩ Tên chiến lược chiến tranh Thời gian thực hiện Khái niệm Âm mưu Thủ đoạn Níchxơn Ngăn đe thực tế “ Việt Nam hóa chiến tranh” 1969-1973 Là loại hình chiến tranh xâm lược TD kiểu mới của Mĩ, được tiến hành bằng quân đội tay sai, đặt dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ, sử dụng trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ nhằm chống lại lực lượng cách mạng và nhân dân ta. “ Dùng người Việt đánh người Việt” - Quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ rút dần khỏi m.Nam VN. - Tăng cường bắt lính nhằm tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn. - Tăng cường viện trợ về kinh tế và quân sự cho chính quyền Sài Gòn. - Tăng cường đầu tư vốn vào m.Nam VN. - Sử dụng quân đội Sài Gòn như lực lượng xung kích ở Đông Dương để tiến hành chiến tranh xâm lược Campuchia và mở rộng chiến tranh xâm lược Lào. - Tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai. - Sử dụng thủ đoạn ngoại giao: + Lợi dụng sự mâu thuẫn trong phong trào cộng sản quốc tế, Mĩ tìm cách hòa hoãn với Liên Xô và hợp tác với Trung Quốc để cô lập cách mạng nước ta. + Vận động các nước đồng minh tham gia cùng Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược ĐD để thực hiện cái gọi là “ chia sẻ trách nhiệm ”. HỆ THỐNG CÁC CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH MĨ ĐÃ TIẾN HÀNH TRONG CUỘC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC MIỀN NAM VIỆT NAM (1961-1973) Những điểm giống nhau trong các chiến lược chiến tranh xâm lược mà Mĩ đã tiến hành ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1961-1973 Âm mưu Chia cắt lâu dài VN, biến miền Nam VN thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ, dùng miền Nam làm bàn đạp tấn công miền Bắc và phản kích phe XHCN từ phía ĐNA. Bản chất Là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới nằm trong chiến lược toàn cầu của Mĩ. Lực lượng Dựa vào bộ máy chính quyền và quân đội SG, do Mĩ trực tiếp viện trợ, trang bị, huấn luyện và chỉ huy. Biện pháp Chú trọng ch/s bình định, nhằm chiếm đất, giành dân; sử dụng viện trợ kinh tế và quân sự để tiến hành chiến tranh xâm lược. So sánh điểm giống và khác nhau cơ bản giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” với chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. GIỐNG NHAU Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ. Đều thuộc chiến lược toàn cầu “phản ứng linh hoạt”. Đều do hệ thống cố vấn Mĩ chỉ huy, sử dụng phương tiện chiến tranh của Mĩ. Đều nhằm chống lại LLCM và nhân dân ta, biến miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ (âm mưu chiến lược). Hoàn cảnh ra đời: đều ra đời trên thế thua. Đều hết sức thâm độc. Kết quả: đều thất bại ND so sánh “Chiến tranh đặc biệt” “Chiến tranh cục bộ” Lực lượng quân đội chủ yếu Quân đội Sài Gòn Quân Mĩ Âm mưu “Dùng người Việt, đánh người Việt” Dựa vào ưu thế về binh lực và hỏa lực Phạm vi Miền Nam Cả hai miền Nam Bắc Mục tiêu chủ yếu Tập trung lực lượng cho việc dồn dân lập “ấp chiến lược” Tập trung lực lượng mở những cuộc hành quân “tìm diệt” Mức độ ác liệt Không ác liệt bằng CTCC. Ác liệt hơn CTĐB. KHÁC NHAU So sánh điểm giống và khác nhau cơ bản giữa hiệp định Pari (17-1-1973) với Hiệp định Giơnevơ (27-1-1954) Hoàn cảnh kí kết - Đều đc kí kết sau những thắng lợi quân sự quyết định của quân và dân ta. Nội dung - Các bên đều cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của VN. - Đều đi đến thực hiện ngừng bắn và tập kết quân đội hai bên. - Quân đội nước ngoài đều phải rút khỏi VN, các nước ngoài không đc can thiệp vào công việc nội bộ của VN. - Đều quy định VN sẽ tiến tới thống nhất bằng một cuộc tổng tuyển cử, không có sự can thiệp của bên ngoài. - Đều quy định việc trao trả tù binh và dân thường bị bắt. Ý nghĩa - Đều là những văn bản có tính pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của VN. - Đều phản ánh những thắng lợi của ta trên chiến trường. Tương quan lực lượng sau khi kí HĐ - Đều tạo ra thay đổi về tương quan lực lượng giữa ta và địch. GIỐNG NHAU: ND so sánh HĐ Giơ-ne-vơ HĐ Pari Hoàn cảnh kí kết - Là một HN quốc tế do các cường quốc lớn đứng ra triệu tập nhằm giải quyết cuộc c/tr T.Tiên và ĐD. - Là HN do ta và Mĩ đứng ra triệu tập để giải quyết cuộc c/tr VN. Nội dung - Phạm vi áp dụng: cho cả 3 nc ĐD. - Chỉ áp dụng đ/v VN. - Quy định vùng tập kết: hai bên tập kết theo 2 miền riêng biệt, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới. - Hai bên tập kết tại chỗ. - Thời hạn rút quân: Pháp thực hiện rút quân từng bước theo 2 giai đoạn. - Mĩ thực hiện rút quân đồng loạt trong 2 tháng. Ý nghĩa - Chưa phản ánh đầy đủ những thắng lợi của ta trên chiến trường. - Phản ánh tương đối đầy đủ nhg thắng lợi của ta trên chiến trường. Tương quan lực lượng sau khi kí HĐ - Thay đổi tương quan lực lượng không có lợi cho ta vì khi Pháp rút quân, Mĩ nhảy vào thay thế, ta phải đối phó với kẻ thù xâm lược có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh. - Thay đổi tương quan lực lượng có lợi cho ta vì sau khi Mĩ rút quân không có lực lượng nào thay thế, quân ngụy mất chỗ dựa ngày càng trở nên suy yếu. KHÁC NHAU:
File đính kèm:
- bai_giang_lich_su_lop_12_on_tap_bai_21_22_xay_dung_cnxh_o_mi.pptx