Bài giảng Lịch sử Lớp 12 - Bài: Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ II
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử Lớp 12 - Bài: Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ II", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Lịch sử Lớp 12 - Bài: Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ II
TÂY ÂU I.Tây Âu từ năm 1945 đến 1950 Tây Âu bị thiệt hại nặng bởi Chiến tranh thế giới thứ hai . Tuy nhiên , nhờ viện trợ của Mỹ ( Kế hoạch Mácsan ), đến năm 1950, kinh tế các nước Tây Âu đã phục hồi mức trước chiến tranh . Về chính trị , các nước tăng cường củng cố hệ thống chính quyền , ổn định chính trị-xã hội , liên minh chặt chẽ với Mỹ ... 1.PHÁP 2.ANH 3.ĐỨC Các nước tư bản Tây Âu đã trở thành đối trọng với khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu . II.Tây Âu từ 1950 đến 1973 Về kinh tế , có sự phát triển nhanh . { CHLB Đức là cường quốc công nghiệp thứ ba thế giới . Anh thứ tư . Pháp thứ năm . } Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính lớn của thế giới ( cùng với Mỹ và Nhật Bản ). Các nước Tây Âu đều có trình độ khoa học-kỹ thuật phát triển cao , hiện đại . * Nguyên nhân : - Áp dụng thành tựu khoa học-kỹ thuật ... - Vai trò rất lớn của Nhà nước trong quản lý , điều hành kinh tế . - Tận dụng tốt viện trợ Mỹ , nguồn nguyên liệu rẽ từ các nước thứ ba , hợp tác có hiệu quả trong Cộng đồng châu Âu ... Về chính trị , giai đoạn 1950-1973, nền dân chủ tư sản ở Tây Âu tiếp tục phát triển , tuy nhiên cũng có một số biến động chính trị-xã hội ... Về đối ngoại : Từ 1950-1973, các nước Tây Âu tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mỹ ; mặt khác , cố gắng đa dạng hóa , đa phương hóa quan hệ đối ngoại . III. Tây Âu từ 1973 đến 1991 Về kinh tế : Nền kinh tế Tây Âu gặp nhiều khó khăn . Phát triển xen kẻ với suy thoái , lạm phát và thất nghiệp { Từ 1973 đến 1992, tăng trưởng kinh tế của Pháp giảm xuống còn 2,4 % đến 2,2%. Năm 1991, kinh tế Anh tăng trưởng -1,8%. Năm 1983, số người thất nghiệp ở Italia là 2,5 triệu người . ( chiếm hơn 10% lực lượng lao động Và ở cộng hòa Liên bang Đức , năm 1989 là 3 triệu người . ] Tây Ây luôn bị cạnh tranh của Mỹ , Nhật Bản và các nước công nghiệp mới . Về chính trị-xã hội : Bên cạnh sự phát triển , nền dân chủ tư sản ở Tây Âu vẫn có những mặt trái của nó . Tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn . [Ở Anh , tầng lớp giàu chưa đầy 1% dân số nhưng nắm 50% số tư bản . Ở Đức , nhóm các nhà tư bản giàu có chỉ chiếm 1,7% dân số , nhưng chiếm hữu tới 70% tư liệu sản xuất ] Các tệ nạn xã hội thường xuyên xảy ra ... Về đối ngoại : Tháng 11-1972, quan hệ giữa Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa Dân chủ Đức bước đầu đi vào hòa dịu . Năm 1975, các nước Tây Âu tham gia Định ước Henxinki về an ninh và hợp tác châu Âu . Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc , nước Đức đã tái thống nhất vào 1990. IV.Tây Âu từ 1991 đến năm 2000 1.Về kinh tế : Đầu thập kỷ 90, Tây Âu có một đợt suy thoái ngắn . Từ 1994 trở đi , đã phục hồi và phát triển . [ Năm 2000, tăng trưởng kinh tế của Pháp là 3,8%, Anh : 3,8%; Đức : 2,9% và Italia: 3,0%] Tây Âu vẫn là một trong 3 trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất thế giới . Giữa thập kỷ 90, GDP của Tây Âu là 7 000 tỉ USD, chiếm 1/3 tổng sản phẩm công nghiệp thế giới . 2.Về chính trị và đối ngoại : Từ 1991 đến 2000, tình hình Tây Âu cơ bản ổn định . Chính sách đối ngoại có sự điều chỉnh quan trọng . Nếu Anh vẫn liên minh với Mỹ thì Pháp , Đức trở thành đối trọng với Mỹ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng . Các nước Tây Âu còn chú trọng mở rộng quan hệ với các nước châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh , các nước SNG và Đông Âu cũ . V.Liên minh châu Âu Ngày 18-4-1951, sáu nước Pháp , Cộng hòa Liên bang Đức , Bỉ , Italia, Hà Lan , Lúcxămbua đã thành lập “ Cộng đồng than – thép châu Âu ” Ngày 25-3-1957, sáu nước này ký Hiệp ước Rôma , thành lập “ Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu ” và “ Cộng đồng kinh tế châu ÂU”. Tháng 7-1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành “ Cộng đồng châu Âu ” (EC). Tháng 12-1991, các nước EC ký Hiệp ước Maxtrích ( Hà Lan ), có hiệu lực từ ngày 1-1-1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU), với 15 nước thành viên . Năm 2007, có 27 nước thành viên . EU là một liên minh về kinh tế , tiền tệ , chính trị , đối ngoại và an ninh chung . [ Cơ cấu tổ chức của EU gồm 5 cơ quan chính : - Hội đồng châu Âu Hội đồng Bộ trưởng - Ủy ban châu Âu - Quốc hội châu Âu - Tòa án châu Âu và một số cơ quan chuyên môn khác ... ] Tháng 6-1979, bầu cử Nghị viện châu Âu đầu tiên . Tháng 1-1999, đồng EURO được phát hành và đầu năm 2002 được sử dụng ở nhiều nước . EU đã trở thành tổ chức liên kết chính trị-kinh tế lớn nhất hành tinh , chiếm hơn ¼ GDP của thế giới . Năm 1990, quan hệ EU- Việt Nam được thiết lập .
File đính kèm:
- bai_giang_lich_su_lop_12_bai_tay_au_sau_chien_tranh_the_gioi.ppt