Bài giảng Lịch sử Lớp 12 - Bài: Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ II

ppt 23 trang Mạnh Hào 08/12/2023 430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử Lớp 12 - Bài: Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ II", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Lịch sử Lớp 12 - Bài: Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ II

Bài giảng Lịch sử Lớp 12 - Bài: Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ II
NHẬT BẢN 
I.Nhật Bản từ năm 1945 đến 1952 
- Chịu hậu quả nặng nề của Chiến tranh II. 
[3 triệu người chết và mất tích ; 
40% đô thị , 80% tàu bè , 34% máy móc bị phá hủy , 
13 triệu người thất nghiệp , thảm họa đói rét ...] 
- bị quân đội Mỹ chiếm đóng 
1.Về chính trị : 
	 Bộ chỉ huy tối cao quân Đồng minh (SCAP) đã : 
- Loại bỏ chủ nghĩa quân phiệt và bộ máy chiến tranh Nhật Bản . 
- Xét xử tội phạm chiến tranh 
- Thông qua Hiến pháp dân chủ 1947: 
	 Nhật Bản cam kết từ bỏ chiến tranh , 
	 Không duy trì quân đội thường trực  
2.Về kinh tế : 
	 SCAP thực hiện 3 cải cách lớn : 
- Giải tán các “ Daibatxư ” 
- Cải cách ruộng đất 
- dân chủ hóa lao động . 
đến những năm 1950-1951, Nhật Bản đã khôi phục kinh tế đạt mức trước chiến tranh . 
3.Về đối ngoại 
	 NB chủ trương liên minh chặt chẽ với Mỹ . 
	- Năm 1951: 
	+Ký Hiệp ước hòa bình Xan Phranxicô 
	+ Ký Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật 
=> Nhật Bản được đặt dưới “ chiếc ô” bảo trợ hạt nhân của Mỹ . 
II.Nhật Bản từ năm 1952 đến 1973 
1.Về kinh tế : 
- Từ 1952 đến 1960, kinh tế phát triển nhanh 
- Từ 1960 đến 1973, phát triển vượt bậc => “ thần kỳ Nhật Bản ” 
[ Từ 1960 đến 1969, kinh tế tăng trưởng 10,8% 
Từ 1970 đến 1973 : 7,8% 
1950, GDP c ủa Nhật chỉ mới đạt 20 tỉ đôla , 
1973 đã lên 402 tỉ đôla ,( tăng 20 lần ), vượt xa các nước Tây Âu , 
Năm 1950, giá trị sản lượng công nghiệp chỉ đạt 4,1 tỉ USD, bằng 1/28 của Mỹ 
năm 1969 đã vươn lên tới 56,4 tỉ USD, vượt tất cả các nước Tây Âu , chỉ thua Mỹ với tỉ lệ 1/4. 
Từ đầu những năm 70 trở đi , Nhật Bản trở thành một trong 3 trung tâm kinh tế-tài chính lớn của thế giới . 
	 Nhật Bản rất coi trọng giáo dục và khoa học - kỹ thuật . 
	 Đẩy nhanh sự phát triển bằng cách mua các phát minh sáng chế của nước ngoài ( tính đến 1968, khoảng 6 tỉ USD). 
=> Những năm 70, Nhật Bản trở thành siêu cường kinh tế thế giới ( sau Mỹ ) 
* Nguyên nhân phát triển : 
- Coi trọng giáo dục , đầu tư cho con người , là nhân tố quyết 
- Vai trò lãnh đạo có hiệu quả của Nhà nước 
- Các công ty tư bản Nhật năng động , có có tiềm lực và sức cạnh tranh cao 
- Áp dụng thành tựu khoa học-kỹ thuật  
-Chi phí cho quốc phòng thấp , (<1%GDP) 
- Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển như viện trợ Mỹ , các cuộc chiến tranh Triều Tiên , Việt Nam 
* hạn chế : 
- nguồn nguyên-nhiên liệu chủ yếu nhập ngoại 
- Cơ cấu vùng kinh tế mất cân đối , chủ yếu tập trung vào Tôkiô , Ôxaca và Nagôia ; giữa công nghiệp và nông nghiệp cũng mất cân đối . 
- Luôn bị sự cạnh tranh của Mỹ , Tây Âu và các nước công nghiệp mới , Trung Quốc . 
2.Về chính trị ; 
	 Từ 1955 đến 1993, đảng Dân chủ tự do (LDP) nắm quyền . 
Từ 1960 – 1964, chủ trương xây dựng “ Nhà nước phúc lợi chung ”, tăng thu hhập quốc dân lên gấp đôi trong vòng 10 năm (1960-1970) 
3.Về đối ngoại : 
	 Tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mỹ . Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật được gia hạn vĩnh viễn . 
- Các phong trào đấu tranh của quần chúng liên tiếp diễn ra 
	- Năm 1956, bình thường hóa quan hệ với Liên Xô . 
	 Cùng năm đó , là thành viên của LHQ. 
III.Nhật Bản từ 1973 đến 1991 
	 Năm 1973, chịu ảnh hưởng của khủng hoảng dầu mỏ , kinh tế suy thoái . 
	 Nhưng từ nửa sau những năm 80, Nhật Bản trở thành siêu cường tài chính số 1 thế giới . 
	 Dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 3 lần của Mỹ , gấp 1,5 lần của CH Liên bang Đức . 
	 Là chủ nợ lớn nhất thế giới 
IV.Nhật Bản từ 1991 đến năm 2000 
1.Kinh tế : 
	 Từ đầu thập kỷ 90, kinh tế lâm vào suy thoái , nhưng NB vẫn là một tronh 3 trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới . 
2.Khoa học - kỹ thuật 
	 Vẫn tiếp tục phát triển ở trình độ cao  
3.Về văn hóa : 
	 Tuy NB là nước TBCN phát triển cao , nhưng vẫn giữ được những giá trị truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc .	 
4.Về chính trị 
	 Từ 1993 đến 2 000, tình hình xã hội có phần không ổn định  
5.Về đối ngoại : 
	 Tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mỹ . 
	 Năm 1996, gia hạn vĩnh viến Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật . 
	 Mặt khác , vẫn coi trọng quan hệ với Tây Âu , mở rộng quan hệ đối ngoại trên phạm vi toàn cầu và chú trọng quan hệ với ASEAN 
	 Từ đầu những năm 80, đang vươn lên trở thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế . 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_lich_su_lop_12_bai_nhat_ban_sau_chien_tranh_the_gi.ppt