Bài giảng Lịch sử Lớp 12 - Bài: Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ II đến năm 2000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử Lớp 12 - Bài: Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ II đến năm 2000", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Lịch sử Lớp 12 - Bài: Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ II đến năm 2000
NƯỚC MỸ I.Nước Mỹ từ 1945 đến 1973 Về Kinh tế : Sau chiến tranh thế giới thứ hai , kinh tế Mỹ phát triển nhảy vọt : Năm 1948, Sản lượng công nghiệp Mỹ chiếm hơn 1/2 sản lượng công nghiệp thế giới ( 56,4%). - Năm 1949, sản lượng nông nghiệp Mỹ gấp 2 lần của Anh , Pháp , Đức , Ý, Nhật cộng lại . Mỹ nắm ¾ dự trữ vàng của thế giới . Chiếm hơn ½ ôtô , hàng hoá , tàu bè đi lại trên biển - Hơn ½ xuất khẩu công nghiệp thế giới . - Nền kinh tế Mỹ chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới . - Trong 20 năm đầu sau chiến tranh , Mỹ là trung tâm kinh tế-tài chính duy nhất của thế giới . Nguyên nhân phát triển : - Lãnh thổ rộng lớn , tài nguyên phong phú , nguồn nhân lực dồi dào , trình độ kỹ thuật cao , năng động , sáng tạo -Thu lợi 114 tỉ đôla nhờ buôn bán vũ khí trong chiến tranh - Dựa vào những thành tựu cách mạng khoa học-kỹ thuật , hợp lý hoá cơ cấu sản xuất , cải tiến kỹ thuật , nâng cao năng suất lao động , hạ giá thành sản phẩm - Các tổ hợp công nghiệp-quân sự , các công ty , tập đoàn tư bản lũng đoạn Mỹ có sức sản xuất , cạnh tranh lớn và có hiệu quả ở cả trong và ngoài nước . - Vai trò điều tiết có hiệu quả của Nhà nước Khoa học-kỹ thuật : Mỹ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật lần thứ hai trên thế giới . - Đi đầu trong sáng tạo ra những công cụ sản xuất mới ( máy tính , máy tự động , hệ thống máy tự động , công nghệ nanô ) - Đi đầu trong việc tạo ra những nguồn năng lượng mới : ( Năng lượng nguyên tử , nhiệt hạch , năng lượng mặt trời ) - Đi đầu trong tạo ra những vật liệu mới ( chất pôlime , bán dẫn , những vật liệu tổng hợp ) - Tạo ra “ cách mạng xanh ” trong nông nghiệp , cách mạng trong giao thông vận tải và thông tin liên lạc ; trong khoa học chinh phục vũ trụ , trong sản xuất vũ khí hiện đại Về chính trị và xã hội : Chính sách đối nội chủ yếu của chính quyền Mỹ nhằm cải thiện tình hình xã hội , duy trì và bảo vệ chế độ tư bản . Đồng thời , ngăn chặn , đàn áp phong trào đua tranh của công nhân và các lực lượng tiến bộ . Kinh tế phát triển nhưng chính trị xã hội không ổn định , sự phân hoá giàu nghèo quá lớn , mâu thuẫn giai cấp , xã hội và săc tộc vẫn gay gắt . Những năm 60, 70, đấu tranh của người da đen , da màu bùng nổ mạnh mẽ ở 125 thành phố , phong trào đấu tranh chống chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam lên cao ... Về đối ngoại : Đưa ra chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới , nhằm 3 mục đích : - Ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội . - đàn áp phong trào giải phóng dân tộc , phong trào công nhân và hòa bình , dân chủ trrên thế giới . - Khống chế , chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mỹ . Mỹ khởi xướng chiến tranh lạnh , gây nhiều cuộc chiến tranh xâm lược ở nhiều nơi , tiêu biểu là chiến tranh Việt Nam (1954-1975), dính líu vào chiến tranh trung Đông ... Tháng 2-1972, Nichxơn sang thăm Trung Quốc . Năm 1979, quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc được thiết lập . Tháng 5-1972, Níchxơn thăm Liên Xô , thực hiện sách lược hòa hoãn với hai nước lớn để chống lại phong trào cách mạng của các dân tộc . II. N ước Mỹ từ 1973 đến 1991 Năm 1973, do khủng hoảng dầu mỏ thế giới, kinh tế Mỹ lâm vào khủng hoảng và suy thoái kéo dài đến 1982. Từ 1983, kinh tế Mỹ phục hồi và phát triển trở lại. Tuy vẫn đứng đầu thế giới về sưc mạnh kinh tế-tài chính, nhưng tỉ trọng kinh tế Mỹ trong nền kinh tế thế giới giảm sút nhiều so với trước. Về đối ngoại : Sau thất bại trong chiến tranh Việt Nam (1975), các chính quyền Mỹ tiếp tục triển khai " chiến lược toàn cầu “, tăng cường chạy đua vũ trang , sự đối đầu Xô-Mỹ tăng lên . Vị thế kinh tế-chính trị Mỹ suy giảm , trong khi Tây Âu và Nhật Bản vươn lên , cho nên từ giữa những năm 80, Mỹ chủ trương đối thoại và hoà hoãn với Liên Xô , quan hệ quốc tế từ đối đầu chuyển sang đối thoại và hoà dịu hơn . Tháng 12-1989, Mỹ - Xô chính thức tuyên bố chấm dứt " chiến tranh lạnh ". III. Nước Mỹ từ 1991 đến năm 2000 Trong suốt thập kỷ 90, tuy có trải qua những đợt suy thoái ngắn , nhưng kinh tế Mỹ vẫn đứng đầu thế giới . Năm 2000, GDP của Mỹ là 9 765 tỉ USD, bình quân đầu người là 34 600 USD. Nước Mỹ tạo ra 25% giá trị tổng sản phẩm của toàn thế giới và có vai trò chi phối các tổ chức kinh tế-tài chính quốc tế như : - Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) - Ngân hàng thế giới (WB) - Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)... Khoa hoạc-kỹ thuật của Mỹ vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ . Mỹ chiếm 1/3 số lượng bản quyền phát minh sáng chế của thế giới . * Về chính trị và đối ngoại : Trong thập kỷ 90, chính quyền B. Clintơn đưa ra chiến lược “cam kết và mở rộng ” nhằm 3 mục tiêu : - Bảo đảm an ninh của Mỹ với lực lượng quân sự mạnh , - Tăng cường khôi phục , phát triển tính năng động và sức mạnh kinh tế Mỹ - Sử dụng khẩu hiệu “ Thúc đẩy dân chủ ” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác . Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc (1989) và trật tự “ hai cực ” tan rã , với sức mạnh kinh tế-quân sự vượt trội , Mỹ muốn thiết lập trật tự “ đơn cực ” do Mỹ đứng đầu . Tuy nhiên , Nga , Đức , Anh , Pháp , Nhật Bản , Trung Quốc ... lại muốn một trật tự " đa cực ", Vụ khủng bố ngày 11-9-2001 cho thấy bản thân nước Mỹ cũng rất dễ bị tổn thương => Mỹ có những thay đổi quan trọng trong chính sách đối nội và đối ngoại . Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 11-7-1995
File đính kèm:
- bai_giang_lich_su_lop_12_bai_my_sau_chien_tranh_the_gioi_thu.ppt